SHB Đà Nẵng bắt đầu V-League 2020 với những kết quả không thể chấp nhận được, và hiện ngụp lặn dưới đáy bảng xếp hạng. Các CĐV đang trông chờ vào một sự thay đổi tích cực, mang lại hình hài “ông lớn” cho đội bóng sông Hàn, hào quang mà họ đã có trong quá khứ.

Lần đầu tiên vô địch với cái tên Quảng Nam – Đà Nẵng

Đội bóng thành lập với cái tên Công Nhân Quảng Nam – Đà Nẵng vào năm 1976, sau đó đổi thành Quảng Nam – Đà Nẵng. Mười mùa giải thi đấu tại sân chơi cao nhất Việt Nam, họ có 3 lần về nhì và chưa thể chạm tay vào chức vô địch. Trong giai đoạn này, CLB Quân Đội lên ngôi nhiều nhất với 3 lần là quán quân. Năm 1992, Quảng Nam – Đà Nẵng đã có lần đầu tiên bước lên vị trí cao nhất khi đánh bại Công An Hải Phòng với với tỷ số 2-0 trong trận chung kết, khi ấy vẫn còn đá theo thể thức cup.

Quãng thời gian này, CLB đến từ miền trung thực sự là “ông kẹ” của bóng đá Việt Nam. Nhưng tiếp đó là sự đi xuống, họ trải qua nhiều biến cố lớn nhỏ, và “biến mất” trong top các đội bóng dẫn đầu, mãi cho đến khi V-League hình thành. Khởi đầu thế kỷ 21 với nhiều thay đổi, nhưng nó mang hướng tích cực nhiều hơn. Năm 2008, cái tên SHB Đà Nẵng chính thức được sử dụng vì CLB được chuyển giao cho ngân hàng SHB.

Đỗ Merlo từng là chân sút hàng đầu của SHB Đà Nẵng, đang thi đấu tại Nam Định. Ảnh:
Đỗ Merlo từng là chân sút hàng đầu của SHB Đà Nẵng, đang thi đấu tại Nam Định. Ảnh: Internet.

Được đầu tư mạnh mẽ với số tiền hơn 55 tỷ đồng, SHB Đà Nẵng nhanh chóng gặt hái được trái ngọt khi lên ngôi vào mùa giải 2009. Ba năm sau là chức vô địch nghẹt thở, giành lấy từ tay Hà Nội T&T. Và tính đến thời điểm hiện tại, đội bóng sông Hàn có 3 lần về nhất tại giải đấu hàng đầu Việt Nam, cùng với đó là kỷ lục đoạt vị trí Á quân với 5 lần có được.

SHB Đà Nẵng vô địch V-League kịch tính với phong cách của Tây Ban Nha

Đó là giai đoạn cuối mùa giải 2012, khi Gaston Merlo gặp vấn đề về chấn thương buộc HLV Lê Huỳnh Đức sử dụng đội hình không có một tiền đạo thực thụ. Ông xếp Nicolas Hernandez chơi ở vị trí mà Cesc Fabregas đảm nhiệm trong sơ đồ của Tây Ban Nha, được Del Bosque vận hành cho Euro 2012. Tuy chỉ “học theo” phong cách này trong thời gian ngắn, nhưng nhờ đó mà Huỳnh Đức đưa SHB Đà Nẵng lên ngôi một cách không tưởng.

Đội bóng sông Hàn chơi ngắn, nhanh và đánh trực diện đối phương, lối đá khác hẳn khi cho Merlo trên sân. Điều này cũng khiến cho các đối thủ cạnh tranh trực tiếp bất ngờ và đánh giá sai về SHB Đà Nẵng. Cả Hà Nội T&T và Xuân Thành Sài Gòn đều không giữ được bản lĩnh cho đến những giây phút cuối cùng, đành ngước nhìn đội bóng của HLV Huỳnh Đức nâng cao chiếc cúp danh giá.

SHB Đà Nẵng vô địch mùa 2012 đầy kịch tính. Ảnh: Internet.
SHB Đà Nẵng vô địch mùa 2012 đầy kịch tính. Ảnh: Internet.

Trước vòng đấu cuối cùng (vòng 26), đoàn quân áo cam chỉ có 4 lần đứng ở vị trí thứ nhất, trong khi Hà Nội T&T dẫn đầu xuyên suốt mùa giải. Thậm chí sau vòng 25, họ còn đứng sau cả CLB đến từ Thủ đô và Xuân Thành Sài Gòn. SHB Đà Nẵng chỉ lên ngôi kịch tính sau thắng lợi 3-1 trước V. Ninh Bình ở vòng đấu cuối, trong khi 2 đội bóng xếp trên cầm chân nhau với tỷ số 0-0 tại SVĐ Thống Nhất.

Còn nhớ khi ấy, HLV Lê Huỳnh Đức ăn mặc đẹp đẽ để hành quần đến làm khách tại cố đô Hoa Lư, và sau trận đấu ông nói: “Tôi đã có linh cảm SHB Đà Nẵng sẽ vô địch”.

SHB Đà Nẵng trải qua giai đoạn đi xuống rõ rệt

Sau mùa giải năm đó, SHB Đà Nẵng có những bước lùi đáng tiếc. Họ để chức vô địch rơi vào tay Hà Nội T&T ở năm 2013, và dần tụt sâu vào các năm tiếp theo. Chưa hết, Đoàn quân của Huỳnh Đức còn kết thúc mùa giải 2015 với vị trí thứ 9 đầy thất vọng. Nối tiếp là kết quả thảm hại của các mùa bóng gần đây, đặc biệt là vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng V-League 2019.

Có muôn vàng lý do được đưa ra để giải thích: Không được đầu tư nhiều, không được chính quyền địa phương quan tâm, mất bản sắc,… Tất cả chỉ có người trong cuộc mới hiểu nổi, phải chăng, mất bản sắc là một lý do mà các CĐV dễ dàng nhận ra nhất. Trong nhiều năm qua, CLB đã chia tay hàng loạt cầu thủ gốc Đà Nẵng như Phạm Nguyên Sa, Giang Trần Quách Tân, Phan Thanh Hưng, Phan Thanh Phúc, hay Phan Duy Lam,…

Phạm Nguyên Sa rời SHB Đà Nẵng đến Than Quang Ninh. Ảnh: Oxii
Phạm Nguyên Sa rời SHB Đà Nẵng đến Than Quang Ninh. Ảnh: Oxii

Nhiều người trong số họ ra đi trong tình thế buộc phải làm vậy, vì có lẽ nguồn tài chính của đội bóng không cho phép họ ở lại. Tuy nhiên, thành tích không tốt là vì lý do mất bản sắc thì chưa thực sự thuyết phục. Lẽ nào những cầu thủ còn lại là người địa phương khác nên họ chơi tệ? Họ vẫn nỗ lực, vẫn cố gắng, vẫn hết mình đấy thôi. Vậy nên chúng ta hãy nhìn vào 1 số yếu tố đáng lưu ý khác: chất lượng ngoại binh.

Từ sau một Gaston Merlo phong độ cao, SHB Đà Nẵng luôn sở hữu những cầu thủ ngoại thực sự… tồi. Bằng chứng là họ liên tục thử việc, sử dụng một thời gian ngắn, và đào thải, rồi bắt đầu lại quá trình này. Các ngoại binh trong nhiều năm qua luôn khiến HLV Huỳnh Đức chưa hài lòng, họ chưa đủ chất lượng để chinh phục được BHL cũng như các CĐV. Và thật khó cho người hâm mộ nhớ nổi 1 cái tên nào đó sau thời huy hoàng của Đỗ Merlo.

Bên cạnh ngoại bình, các cầu thủ nội cũng khiến đội bóng sông Hàn lao đao, cụ thể là lớp cầu thủ kế cận. HLV Lê Huỳnh Đức phải tìm kiếm nhân tố mới từ các lò đào tạo khác, hay thậm chí cả “hàng thải” từ những CLB trong nước. Vì lứa trẻ chỉ đủ trình độ để cạnh tranh ở các giải trẻ. Tình trạng này cũng góp phần dẫn đến việc “mất bản sắc” tại SHB Đà Nẵng.

SHB Đà Nẵng từng thống trị V-League với phong cách Tây Ban Nha bảng xếp hạng bóng đá bóng đá việt nam cầu thủ cầu thủ việt Đà Nẵng Đỗ Merlo hà nội fc Lê Huỳnh Đức phong cách Quảng Nam SHB Đà Nẵng Tây Ban Nha Than Quảng Ninh V League 2020
Hà Đức Chính đến SHB Đà Nẵng từ VPF. Ảnh: Internet.

Một điều quan trọng khác dẫn đến sự lùi tàn, đó là phong cách chơi bóng không đặc biệt. Nhiều năm qua, đội bóng sông Hàn vẫn vận hành lối chơi đơn giản, chuyền dài nhiều hơn, và cố gắng tạt biên cho các tiền đạo xâm nhập vòng cấm. Chính vì đơn giản nên các đối thủ cũng đơn giản bắt được bài. Đà Nẵng không thể hiện được gì mỗi khi lỗi chơi bị kiềm tỏa, họ chỉ trông chờ vào những thời điểm xuất thần của các cầu thủ.

Sự thất vọng của Lê Huỳnh Đức cùng học trò mang lại là rất lớn, các khán đài trong nhiều năm nay vẫn trống khá nhiều, bởi đông đảo CĐV đã từ lâu không còn trông đợi vào sự tiến bộ của đội bóng thân yêu. Quá nhiều thứ cần SHB Đà Nẵng giải quyết lúc này, nhưng BHL có thể tiếp cận vấn đề theo một cách khác. Chơi tốt từng trận đấu, dần lấy lại niềm tin của người hâm mộ, qua đó kéo họ đến sân thường xuyên hơn. Đó có lẽ là cách duy nhất mà HLV Huỳnh Đức đang làm.

SHB Đà Nẵng bắt đầu mùa giải mới với 3 thất bại liên tiếp, và cơn giải khát đúng lúc

Bắt đầu V-League 2020 với 3 trận thua liên tiếp, mọi việc trở nên tồi tệ khi có thông tin Lê Huỳnh Đức đệ đơn xin từ chức. Dĩ nhiên, giai đoạn này báo chí luôn nhắc nhiều về đội bóng sông Hàn bởi họ đang đứng cuối cùng trên bảng xếp hạng. Thế nhưng, SHB Đà Nẵng bất ngờ có 3 điểm trong trận derby Quảng Đà ở vòng 4, thậm chí đánh bại đối thủ với tỷ số 6-1 không tưởng.

Họ chủ động dồn ép Quảng Nam ngay từ đầu, và có bàn mở tỷ số ở phút thứ 15 với bàn thắng may mắn của trung vệ Jelic Igor. Cũng 15 phút sau, Ibou Kebe nhanh chân gỡ hòa cho đội bóng HLV Vũ Hồng Việt. Trận đấu diễn ra hấp dẫn, và SHB Đà Nẵng tiếp tục gây sức ép. Grace Tanda băng cắt hoàn hảo ghi bàn nâng tỷ số lên 2-1 cho đoàn quân áo cam, khép lại hiệp 1 với lợi thế cho đội chủ nhà.

A Mít đóng góp 1 bàn thắng cho SHB Đà Nẵng trong trận thắng đậm trước Quảng Nam. Ảnh: Internet.
A Mít đóng góp 1 bàn thắng cho SHB Đà Nẵng trong trận thắng đậm trước Quảng Nam. Ảnh: Internet.

Đội khách Quảng Nam dường như bị bào mòn thể lực, và để thủng lưới liên tục trong hiệp 2. Lần lượt Ismaheel, Phan Văn Long, A Mít kết liễu trận đấu với tỷ số 6-1 cho SHB Đà Nẵng. Đáng chú ý, các cầu thủ đội chủ nhà thi đấu với với tinh thần không có gì để mất, và thể hiện lối chơi bản lĩnh đến bất ngờ.

Highlight SHB Đà Nẵng 6-1 Quảng Nam:

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Đà Nẵng tiếp tục giành chiến thắng thuyết phục ở vòng đấu tiếp theo, và các trận sau đó nữa? Không bao giờ là muộn để làm lại, thầy trò Lê Huỳnh Đức hoàn toàn từng bước lấy lại niềm tin. Thế nên, hoàn cảnh của SHB Đà Nẵng bây giờ tuy khó khăn nhưng không thể không giải quyết được. Bằng chứng là sau vòng 4 V-League, không khí đội bóng đã tốt dần lên. Và các CĐV đang kỳ vọng sử trở lại mạnh mẽ hơn từ đội bóng con cưng.

Xem thêm

Bùi Văn Đức: Từ cầu thủ vô danh đến hậu vệ biên hàng đầu V.League

Bùi Văn Đức, một cái tên ít được biết đến trong giới cầu thủ V.League, đã nhanh chóng trở thành một trong những hậu vệ trái hàng đầu Việt Nam sau khi gia nhập Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Sự vụt sáng của anh không chỉ đến từ khả năng chơi bóng tốt mà còn từ tinh thần và nỗ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận